Tuyển sinh ĐH-CĐ 2015: Rối vì nhiều tiêu chí .
Mỗi trường một tiêu chí
Khác với kỳ thi các năm xét theo điểm chuẩn đại học , kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2015, đa số các trường đều sử dụng kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia để làm căn cứ xét tuyển. Đồng thời, đưa ra một số quy định riêng, các tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp. Trong đó, các tổ hợp môn thi truyền thống theo khối vẫn được sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho thí sinh.
xem : Điểm chuẩn 2015
Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2015, trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (các cụm thi do các trường đại học chủ trì) để xét tuyển dựa trên từng khối thi. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ 6,5 trở trên. Hạnh kiểm từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ loại khá trở lên. Tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường. ( xem thêm điểm chuẩn lớp 10 năm 2015 )
Tương tự, ĐH Y Dược TPHCM cũng có những tiêu chí phụ đi kèm. Theo quy định của trường, nếu một ngành có quá nhiều thí sinh có tổng điểm 3 môn bằng nhau, trường sẽ xét ưu tiên thí sinh có điểm thi môn Hóa và Sinh. Nếu vẫn có trường hợp đồng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT để xét từ cao xuống thấp. Tiếp đến là tiêu chí điểm trung bình 3 môn Toán, Sinh, Hóa năm lớp 12.
Còn ĐH Luật TPHCM thực hiện xét tuyển điểm trung bình 3 năm học THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh làm bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp và tư duy logic.
Tiêu chí phụ cũng được các trường khối quân đội áp dụng. Theo quy định của Bộ Quốc phòng, các trường quân đội xét tuyển theo tổng điểm thi của 3 môn register và mức điểm ưu tiên, theo thứ tự điểm cao nhất cho đến khi đủ chỉ tiêu. Năm nay, có thêm 3 tiêu chí phụ dùng để xét tuyển trong trường hợp thí sinh có điểm bằng nhau. Tiêu chí phụ thứ nhất: môn thi chính nhân hệ số 2. Tiêu chí phụ số 2: tổng điểm 3 môn học xét tuyển trong 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12). Tiêu chí phụ thứ 3: tính tổng của 3 môn xét tuyển học kỳ 1 năm lớp 12.Nhiều thí sinh băn khoăn, lo lắng trước những quy định khác nhau trong xét tuyển của các trường ĐH-CĐ.
Thí sinh lo thiếu công bằng
Với mỗi phương thức tuyển sinh, các trường còn đưa ra những điều kiện, quy định khác nhau. Do đó, không ít thí sinh cảm thấy bối rối trước thông tin mỗi trường một kiểu. Thí sinh Nguyễn Ngọc Anh (lớp 12, Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội) cho biết: “Mục tiêu của em bây giờ là cố gắng ôn tập thật tốt để vừa đỗ tốt nghiệp THPT vừa vào được đại học. Tuy nhiên, em cũng khá lo lắng bởi năm nay nhiều trường xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng lại có những tiêu chí rất khác nhau. Trong đó có trường tổ chức sơ tuyển, thêm các điều kiện để trúng tuyển nữa nên em cũng phải lưu tâm để không đánh mất cơ hội”.
Còn thí sinh Phạm Huy Anh (lớp 12, Trường THPT Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Hàng ngày em vẫn dành thời gian để nghiên cứu cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014”, tra cứu ở trên mạng thông tin tuyển sinh của các trường. Năm nay, thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả để tham gia các đợt xét tuyển, nhưng chưa chắc là cơ hội đã nhiều, vì nhiều trường tốp trên, trường có sức hút lớn sẽ đông thí sinh nộp đơn xét tuyển vào. Hơn nữa, trường nào cũng có tiêu chí phụ để sơ tuyển, xét tuyển khiến thí sinh phải nắm chắc thông tin. Tiêu chí phụ xét hạnh kiểm, học bạ chưa hẳn đã công bằng vì có thể gian lận”.
Là người tham gia công tác tư vấn tuyển sinh lâu năm, TS Phạm Mạnh Hà – Phó trưởng khoa Công tác thanh niên (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho biết, kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 cơ bản là tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các thí sinh. Tuy nhiên, cũng có những thách thức không nhỏ đối với các em bởi cách thức xét tuyển đã khác trước rất nhiều, trước đây ai register ở đâu đạt điểm là đỗ ở đó. Nay thi xong mới dùng kết quả để xét tuyển vào các trường nên có nhiều xáo trộn, biến động.
Trước những băn khoăn, lo lắng của các thí sinh, TS Phạm Mạnh Hà đưa ra lời khuyên: “Chắc chắn năm nay điểm chuẩn nguyện vọng 1 sẽ cao hơn năm trước, vì thế thí sinh cần cân nhắc tới các cơ hội của mình. Thí sinh cần cân nhắc tới khả năng của mình ở lần xét tuyển nguyện vọng 1, nếu trượt sẽ mất đi cơ hội đỗ vào trường uy tín, ngành đào tạo tốt theo mong muốn, vì thế cần phải xem xét đủ khả năng mới nộp hồ sơ. Ở các cơ hội khác, nên xác định thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4, sao cho các ngành register phải tương đồng nhau, tránh mắc sai lầm khi chọn nghề mà mình không yêu thích”.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi tham dự kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh sẽ được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi để có thể tham gia xét tuyển vào 5 đợt khác nhau. Thời gian xét tuyển như sau: Xét tuyển nguyện vọng 1 từ ngày 1/8 đến 20/8; Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9; Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10; Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3 từ ngày 10/10 đến hết ngày 25/10; Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 4 (các trường cao đẳng) từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11.