Những chông gai trên con đường tới trường của trẻ em thành phố
Có tiền mà không biết gửi con học ở đâu, lúc nào cũng phải chạyNhững chông gai trên con đường tới trường của trẻ em thành phố có lẽ là bài toán muôn thủa của những bậc phụ huynh. đua, bon chen tìm trường cho con học.
Một góc trường mầm non Hoa Phượng trên phố Bà Triệu chuẩn bị đưa vào sử dụng, nhìn bề ngoài không ai dám chắc đủ diện tích theo quy định. |
Cũng như chị Hương, công cuộc tìm kiếm của anh chưa có kết quả. Tuy nhiên, nếu không tìm được cơ sở tốt hơn trong thời gian tới anh vẫn sẽ gửi con vì trường nằm ở trung tâm, dễ dón.
Thực tế, theo tính toan, khảo sát của chúng tôi hiện nay ở Hà Nội, nhất là các quận nội thành như Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng đang rất hạn hẹp về diện tích đất xây trường. Tại Khoản 3 Điều 27 (Điều lệ trường mầm non) quy định: “Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã”.
Một góc vui chơi tại Trường mầm non Just Kids 3. Ảnh Xuân Trung |
Với quy định này đối với các quận nội thành khó đạt được khi diện tích đất cho lớp hoc truc tuyen mỗi ngày bị bó hẹp.
Chia sẻ với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường mầm non Just Kids 3 (một trường tư thục chất lượng cao nằm trên địa bàn Q. Hoàn Kiếm –Hà Nội) Nguyễn Thu Hoài cho biết, thực tế trước khi lựa chọn trường học cho các bé phụ huynh sẽ được tham khảo về khuôn viên trường, khi phụ huynh được xem tất cả các thông tin, nếu thỏa mãn mới làm thủ tục nhập học cho con.
Hiện tại trên website của trường thông báo mức học phí của Baby House cho trẻ dưới 2 tuổi là 4,860,000đ, Học phí tất cả các chương trình song ngữ của Just Kids là 5,565,000đ, học phí của chương trình Nâng cao Tiếng Anh là 11,000,000đ.
Con không may đồng phục mới bị cô giáo dọa: “Nếu không may đồng phục mới thì khai giảng xong sẽ cho nghỉ học” – phụ huynh có con học tại Trường TH Phù Khê kể.
Theo cô Hoài hiệu trưởng nhà trường thì tổng diện tích mặt bằng tầng 1 là 250m2, cơ sở này có 3 tầng là 750m2. Với số lượng các bé hiện có là 80, theo lãnh đạo nhà trường tới tháng 10 sẽ có thêm khoảng 20 cháu nữa. Như vậy, tính diện tích đúng trên quy định của Điều lệ cũng chỉ xấp xỉ đủ tiêu chuẩn, đó là một khó khăn của các trường nằm trong nội thành.
Tuy nhiên, theo cô Hoài số lượng maxium có thể đạt 120 cháu – đây là diện tích cho phép của trường.
Bà Lê Thị Tân Dung – Hiệu trưởng Trường mâm non tư thục Dream House cơ sở Lý Nam Đế (Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng cho biết, trước khi phụ huynh gửi con vào đây đều được mắt thấy tai nghe về trường, đồng ý thì gửi.
Bà Lê Thị Tân Dung – Hiệu trưởng Trường mâm non tư thục Dream House từ chối khi nhắc tới diện tích chuẩn theo quy định. Ảnh Xuân Trung |
Cơ sở của Trường mầm non Dream House được thuê cách đây 11 năm trên một ngôi nhà biệt thự cổ. Khi được hỏi về diện tích sử dụng có đạt chuẩn hay không thì bà Dung từ chối trả lời: ““Lúc nào chúng tôi cũng kiến nghị nhà nước xã hội giáo dục nhưng chưa khi nào quan tâm tới tư thục. Thậm chí Bộ xuống kiểm tra chúng tôi cũng nói thẳng Quận và Phòng cũng chưa giúp đỡ được gì. Lúc nào cũng kiến nghị nhà nước để cho trường thuê một diện tích để mở rộng cho đúng với mục tiêu quy định cho học sinh hoạt động” bà Dung bày tỏ.
Theo lời bà Dung “Diện tích chỉ có thế, phụ huynh không hài lòng thi có thể đi chỗ khác”.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì?
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hàng năm số lượng trường mầm non toàn thành phố liên tục tăng. Nếu năm trước là 905 thì năm nay đã lến tới 948 trường, tỷ lệ tăng cao nhất cả nước để đáp ứng như cầu.
Trao đổi thêm về tình trạng thiếu diện tích xây trường hiện nay, bà Nga cho rằng hiện nay có rất nhiều nơi muốn vào hệ công lập vì học phí thấp, chế độ tốt. Nhiều trường vẫn phải duy trì phương thức bốc thăm để vào trường.
Số lượng trường mầm non ngoài công lập phát triển cũng gánh bớt cho các trường công về số lượng quá tải trẻ. Tuy nhiên hiện nay cũng cần phân biệt được trường ngoài công lập chất lượng cao và tiêu chí chất lượng cao. Trường chất lượng cao phải đạt 3 tiêu chí: Công khai thu chi, công khai cam kết chất lượng, công khai về đội ngũ và cơ sở vật chất. Vấn đề này Sở đã phân cấp quản lý để kiểm tra. Các quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra các trường theo 3 tiêu chí này.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội. |
Cũng theo bà Nga, những trường mầm non thu học phí cao không được gọi là chất lượng cao, vì để đạt được chất lượng cao thì cần đáp ứng 5 tiêu chí mới được treo biển (Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (chất lượng đội ngũ); Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Chương trình, hoạt động giáo dục và kết quả).
“Nếu treo biển chất lượng cao mà chưa đủ tiêu chí thì các cơ sở đó sẽ bị phạt và quận, huyện phải kiểm tra. Việc thu học phí cao được phép vì hiện nay không có mức trần đối với mức học phí ngoài công lập . Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đang có kiến nghị với Bộ GD&ĐT nếu có cách quản lý chặt hơn thì đỡ thiệt hại cho người dân” bà Nga cho biết.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận bày tỏ, giáo dục Hà Nội cần phải đi trước một bước, đặc biệt về Ngoại ngữ và Tin học, van hoc.
Thông tin từ lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện đất nội thành rất hẹp và bản thân các trường mầm non đã phải xây đến 5 tầng để có không gian cho trẻ, việc vừa đáp ứng hết nhu cầu học sinh vừa phải đảm bảo diện tích (8m2/trẻ) là điều rất khó khăn.
“8 m2/trẻ là chuẩn quốc gia và hiện nay chỉ có 20 % cả nước đạt được. Chuẩn quốc gia bao gồm từ hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, mọi hoạt động khác. Như vậy sẽ đào tạo được một thế hệ trẻ toàn diện. Đây là một việc để các trường phải hướng tới” bà Nga nói.
Được biết, hiện nay Hà Nội đang có phương án xây nhà trẻ cho các khu đô thị, khu công nghiệp, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp trả lương cho đội ngũ giáo viên, điều này không phải nơi nào cũng làm được.
Thông tin từ bà Nga, hiện Q. Hai Bà Trưng đã xây thêm một số trường mầm non, tuy nhiên diện tích không được lớn. Thực tế nhiều doanh nghiệp trong nội thành không muốn chuyển đi nhưng chính sách chung của thành phố vẫn là ưu tiên cho việc xây dựng các trường mầm non.