Ngành giáo dục hô thì to mà làm thì bao giờ mới xong?
Trong hội nghị trung ương 10, ngành giáo dục đã xác định nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong những năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bình luận về khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng.
Theo ông chúng ta có những cơ sở nào để hoàn thành nhiệm vụ trên?
GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU) |
Hiện tại, chưa thể nói liệu chúng ta có hoàn thành được nhiệm vụ trên hay không. Thế nhưng, nhìn vào những động thái triển khai có thể thấy có vẻ như chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu đó.
Ngành giáo dục đang ở trong trạng thái xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, không phải chỉ là khắc phục các điểm còn hạn chế hay các khuyết tật…mà dường như nó còn đang đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản. Tuy nhiên, người ta mới chỉ thể hiện quyết tâm chứ chưa có quyết tâm cao và chưa thể hiện bằng hành động cụ thể.
Hơn nữa, họ cũng chưa hiểu, chưa xác định được một cách rõ ràng rằng muốn thay đổi toàn diện và căn bản, chúng ta phải bắt đầu từ đâu, phải làm những gì…Ngành giáo dục đã hiện thực hóa quyết tâm trên bằng việc thay đổi sách giáo khoa hay đổi mới hình thức thi các môn van hoc, lịch sử, địa lý…, nhưng tôi nghĩ làm thế chưa chắc đã đúng.
Cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng.
Chúng ta nên bắt đầu từ đâu, phải làm những gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên trong 5 năm tới thưa ông?
Xin cho tôi hỏi không chỉ những người làm ở lĩnh vực giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện nghĩa là thế nào? Thế nào là căn bản, thế nào là toàn diện? Tôi hỏi như vậy không phải để đánh đố mà tôi tin rằng bất cứ ai cũng nhận thấy khó để trả lời câu hỏi trên chứ không chỉ các thầy cô giáo.
Họ cứ nói chung chung như thế mà không xác định được rằng để làm được điều đó không hề đơn giản. Muốn hiện thực hóa được quyết tâm đó cần có sự tham gia của nhiều tầng lớp, trước hết là những người làm trong ngành giáo dục. Nếu những đối tượng này cũng không hiểu chúng ta nên bắt đầu từ đâu và phải làm những gì thì sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ này. Còn nếu ai cũng cứ đổ dồn hết trách nhiệm đó cho ngành giáo dục, cho những người làm chuyên môn, cấp dưới nghĩ đó là nhiệm vụ của cấp trên thì còn khó hơn nữa.
Tôi nghĩ ta nên bắt đầu từ việc rà soát lại chương trình đào tạo từ cấp dưới lên cấp trên. Trên cơ sở đó mới tính đến chuyện đổi mới chương trình và có lộ trình đổi mới những người thực hiện chương trình đó.
Hiện tôi thấy những việc cần làm như trên họ chưa làm, thậm chí họ đang đi ngược quy trình.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận từng hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước rằng sẽ khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính. Theo ông đây có phải là một trong những hành động góp phần hiện thực hóa quyết tâm trên?
Việc dạy thêm, học thêm đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đó cũng là việc khiến ngành giáo dục tạo ra sự phản cảm đối với các phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, đó cũng là nỗi hãi hùng với nhiều thế hệ học trò.
Thế nhưng, đây không phải là hiện tượng mà ta nói chống hay cấm mà được. Trước khi cấm hay chống, ta phải biết vì sao nó xuất hiện, nó từ đâu ra? Hình như nhiều người vẫn chưa xác định được điều đó. Cá nhân tôi cho rằng đó là một trong muôn muôn vàn hiện tượng “đẻ ra” từ một nền giáo dục cũ, lạc hậu – nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo, tức là họ hay dạy những kiến thức cụ thể cho người học từ mẫu giáo đến đại học.
Phương pháp dạy đó đã trở thành “đồ cổ”, đã trở nên lỗi thời với thế giới nhất là với sự bùng nổ của kiến thức, của khoa học công nghệ như hiện nay. Cứ dạy và học như thế làm sao tiếp thu xuể các kiến thức mới? Cũng chính vì thế nên năm nào Bộ Giáo dục cũng nghĩ đến chuyện thay đổi chương trình sách giáo khoa và nội dung giảng dạy bao giờ cũng quá tải. Do không học xuể nên học trò phải “nhồi thêm” bằng cách học thêm.
Tôi không trách ai trong việc dạy thêm – học thêm mà tôi muốn nói đến một thực thể giáo dục duy trì quá lâu tình trạng lạc hậu như thế.
Thế còn việc thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập…, ông có nghĩ đó là một hành động cụ thể góp phần hoàn thành nhiệm vụ “đổi mới căn bản và toàn diện” đã đặt ra?
Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong 5 năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. |
Tôi xin nói thẳng là riêng với thực trạng đó càng cấm càng bị. Muốn chấm dứt chỉ có cách là bỏ nền giáo dục tiếp cận nội dung cụ thể hiện nay đi. Khi có quá nhiều kiến thức người ta không học được hoặc do lười, học sinh sẽ học tủ hoặc nếu gian dối, học sinh sẽ quay cóp. Tiêu cực chính là từ nền giáo dục đó mà ra.
Vậy có nên tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và hoc truc tuyen theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học không thưa ông?
Người ta cứ nói rầm rầm về chuyện thay đổi phương pháp dạy và học, nhưng tôi xin hỏi thay đổi cái gì ở phương pháp trong khi ta còn chưa biết dạy cái gì? Phải hiểu về chương trình, cơ cấu của cái ta muốn truyền thụ thì mới có thể nói tới chuyện phương pháp.
Tức là theo ông chúng ta nên thay đổi nội dung sách giáo khoa?
Không hẳn. Nội dung sách giáo khoa chỉ là cái vỏ, cái thể hiện còn việc thay đổi chương trình học mới là quan trọng. Hiện nay chúng ta đang chưa xác định được cần phải đưa cái gì vào trong sách giáo khoa.
(GDVN) – Lãnh đạo huyện Như Xuân cam kết sẽ tiến hành kiểm tra phản ánh của bà Lê Thị Châu, tố cáo việc chính quyền địa phương có dấu hiệu trù dập, bôi nhọ danh dự…
Chúng ta nên dạy cho học trò cách xử lý thông tin chứ không phải các thông tin cụ thể. Chẳng hạn với môn lịch sử, thay vì giới thiệu, “nhồi” vào đầu học sinh một khối lượng khổng lồ các mốc thời gian diễn ra sự kiện rồi ý nghĩa của chúng… – những thứ mà lên mạng tìm kiếm người ta có thể dễ dàng tìm thấy khi cần, tại sao người ta không dạy cho học sinh những điều căn cốt trong lịch sử, rồi cách xử lý thông tin để tìm ra sự thật, chân lý từ nhiều nguồn thông tin khác nhau? Làm thế chắc chắn học sinh sẽ thấy hấp dẫn hơn thay vì bị nhồi vào đầu đủ thứ kiến thức mà chắc gì thầy nói đã đúng?!
Thời gian qua, các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bất an hơn khi liên tiếp lộ diện những cuốn sách in sai, bài toán kiểu đánh đố thiếu thực tế, thiếu nhân văn, thậm chí là ghê rợn. Ông nghĩ sao về thực trạng này?
Đó lại là chuyện khác. Các nội dung quái đản xuất hiện trong sách toan tham khảo có thể là do sự cẩu thả hay quan niệm sai của một số người biên soạn.
Gần 100.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn thất nghiệp. Theo ông đó có phải là hệ lụy của phương pháp giáo dục hiện nay?
Nhiều khi người ta đổ lỗi cho giáo dục vì điều đó là đúng, nhưng theo tôi chưa đủ. Vấn đề còn nằm ở chỗ thị trường lao động đã bị lấp đầy hay chưa. Chưa nói đến chuyện đào tạo không đúng, cái chính là không có chỗ làm việc. Rõ ràng chúng ta đang rất thiếu chỗ làm việc do nền kinh tế chưa phát triển và có những tiêu cực trong cách bố trí lực lượng lao động.
Xin trân trọng cảm ơn ông!