Khám phá máy bay quân sự trong phim Fast & Furious 7
Trong phim Fast & Furious 7, nhà sản xuất đã thuê một chiếc máy bay vận tài C-130 Hercules để thực hiện những cảnh quay ngoạn mục.
Nhà sản xuất Fast & Furious 7 đã thuê hẳn một chiếc Lockheed C-130 Hercules chở năm chiếc xe bay cao 3.600 m và thả chúng rơi tự do bằng dù trong một cảnh quay cực ngoạn mục.
Khi xem Fast & Furious 7, khán giả thấy cảnh một máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globemaster III thả những chiếc xe hơi từ trên không trung. Tuy nhiên, cảnh quay thực tế được thực hiện với một chiếc C-130 Hercules.
Lockheed Martin C-130 Hercules là loại máy bay vận tải hạng trung hoạt động trong Không quân Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23/8/1954, chính thức đưa vào trang bị ngày 9/12/1957, tính đến năm 2009 đã có trên 2.300 chiếc C-130 xuất xưởng.
Thông số kỹ thuật cơ bản của C-130 Hercules: Kíp lái 4 – 6 người; chiều dài 29,8 m; sải cánh 40,4 m; cao 11,6 m; trọng lượng rỗng 38.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 70.300 kg; tải trọng tối đa 20.000 kg hoặc 92 lính dù.
C-130 (phiên bản H) được trang bị 4 động cơ cánh quạt Allison T56-A-15 công suất 4.300 3.210 kW mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 610 km/h, tầm hoạt động 3.800 km, trần bay 10.000 m.
Phần thân C-130 có khả năng tùy biến khá linh hoạt khiến loại máy bay này đáp ứng được nhiều vai trò bao gồm máy bay yểm trợ hỏa lực hạng nặng, tìm kiếm cứu hộ, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hoả.
Có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn (STOL) từ các đường băng dã chiến, C-130 ban đầu được thiết kế như một máy bay vận tải, cứu thương và vận chuyển quân.
Tuy nhiên, thân của C-130 có thể thay đổi khiến loại máy bay này đáp ứng được nhiều vai trò, bao gồm máy bay vũ trang hạng nặng, tấn công trên không, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hoả. Các loại máy bay Hercules có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quan su nào khác trong lịch sử.
Ở khoảng giữa 2 động cơ của máy bay C-130, mỗi bên cánh còn có 2 móc treo. Các móc treo này dùng để treo 2 thùng nhiên liệu phụ hoặc thiết bị ECM. C-130 được trang bị 1 cánh đuôi đứng lớn và cánh thăng bằng đơn được bố trí ở phía trên phần đuôi của máy bay.
Máy bay C-130 được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt với cánh quạt 3 hoặc 4 lá tuy theo phiên bản máy bay. C-130 có tất 14 bánh đáp với 2 ở càng trước và 12 bánh ở 2 càng sau. Điểm đặc biệt là độ cao của thân máy bay so với mặt đất có thể điều chỉnh giúp cho việc bốc xếp hàng hóa lên máy bay trở nên thuân lợi hơn.
C-130 được bố trí 3 cửa, 2 cửa bên thân và 1 cửa ở phía đuôi may bay. Đây cũng là cầu dẫn tạo thuận tiện cho các xe nâng hàng và các vũ khí tự hành có thể cơ động vào trong khoang chứa của máy bay. Khoang chứa hàng của C-130 có chiều rộng 3m, phía trong được bố trí cần cẩu di động để bốc xếp hàng hóa cũng như các thiết bị điều khiển phục việc đóng mở cầu dẫn.
Ngoài thiết bị lái cơ khí, máy bay C-130 còn được trang bị hệ thống lái điện tử (fly-by-wire), hệ thống bay tự động (Auto pilot), cùng ra đa dẫn đường Doppler, hệ thông cảm biến cảnh báo khi bị hệ thống phòng không của đối phương bắt bám.
"Những con số chúng tôi đưa ra chỉ dành để cho các bạn tham khảo hằng ngày. Hãy chịu tránh nhiệm trước những quyết định của mình, Xin cảm ơn"