Bà bầu cẩn thận với tư thế ngồi vắt chéo chân
Mang thai 3 tháng đầu, thai nhi chưa phát triển và bụng cũng không quá lớn, nhiều mẹ bầu vẫn giữ nguyên thói quen ngồi bắt chéo chân mà không hề hay biết tư thế này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
>>> Tham khảo phụ nữ sau sinh nên ăn gì tại đây!
Tư thế ngồi cần tránh khi mang thai
Bạn có biết, bắt chéo chân là tư thế ngồi cần tránh khi mang thai?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia bác sĩ gia đình, tư thế ngồi chuẩn nhất là hướng mặt về phía trước và đặt 2 chân vuông gốc với mặt đất. Tuy nhiên, rất hiếm người có thể ngồi theo tư thế đúng này. Phần lớn mọi người, nhất là bà bầu sẽ có xu hướng nghiêng người về 1 phía hoặc dồn trọng tâm về một chân. Đặc biệt, bắt chéo chân là một trong những thói quen thường gặp của “dân văn phòng”.
Nghiên cứu cho thấy, bắt chéo chân khi ngồi là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng và đau cổ khi phải ngồi lâu. Do khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới. Thậm chí, nếu hành động này liên tục lặp lại có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống rất nguy hiểm. Ngoài ra, ngồi bắt chéo chân là còn là “thủ phạm” gây nên những vấn đề sức khỏe sau:
1/ Suy giãn tĩnh mạch
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, ngồi bắt chéo chân sẽ làm tăng áp lực lên những mạch máu dưới chân làm ngăn chặn dòng chảy của máu. Lâu dần sẽ làm suy yếu và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch dưới chân, khiến máu có thể bị tích tụ lại dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
>>> Tham khảo cách cho con bú tại đây!
2/ Bắt chéo chân gây tăng huyết áp
Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên, nhưng theo các chuyên gia, ngồi gác chân này lên chân kia cũng có thể làm huyết áp tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do bình thường, cơ thể đã phải làm việc “vất vả” để bơm ngược máu từ chân trở về tim để quy trình tuần hoàn máu có thể diễn ra, và hành động ngồi bắt chéo chân của bạn sẽ khiến cho công việc này trở nên khó khăn hơn nữa. Mới đầu, bạn có thể không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào khi huyết áp tăng lên, nhưng về lâu dài, đây có thể trở thành một căn bệnh mãn tính.
3/ Làm tê liệt bắp chân
Không chỉ khiến huyết áp tăng lên, bắt chéo chân còn ảnh hưởng không tốt tới tĩnh mạch và dây thần kinh dưới chân, bàn chân,… Gác chân này lên chân kia tại vị trí đầu gối sẽ gây áp lực lên dây thần kinh mác, dây thần kinh lớn nằm ở bên dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài của mỗi chân và đây chính là nguyên nhân của các rối loại chi dưới khi nó bị tổn thương. Áp lực khi bắt chéo chân có thể gây tê liệt tạm thời cơ bắp ở cẳng chân và bàn chân, khiến đầu gối không thể xoay được nữa và tạo cảm giác tê buốt như có kim châm vào.
Mặc dù chỉ là cảm giác tạm thời, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu cứ tiếp tục duy trì tư thế ngồi như vậy sẽ có thể dẫn đến các bệnh mãn tính liên quan đến các dây thần kinh. Để hạn chế những nguy cơ do thói quen này mang lại, các chuyên gia cũng khuyến cáo bầu nên thả lỏng chân từ 2 -4 phút. Nhưng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên từ bỏ hẳn thói quen này.
Theo me va be