Sữa chua với sức khỏe của trẻ
Cách làm sữa chua từ những nguồn nguyên liệu đơn giản như sữa tươi, sữa đặc có đường hoặc sữa bột công thức và quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, chất đường lactose chuyển thành axit lactic dễ tiêu hóa và các chất thơm như axetonin, diaxetin cùng nhiều vi lượng quý hiếm…tạo ra những hũ sữa chua thơm ngon với hàm lượng canxi cao cùng với lượng protein, vitamin và khoáng chất rất tốt cho tiêu hóa và sự phát triển của trẻ trong gia dinh.
Lợi ích của sữa chua với trẻ
- Trong sữa chua chứa nhiều các vi khuẩn có ích từ quá trình lên men, đường lactose trong sữa được chuyển thành axit lactic tạo môi trường an toàn trong ruột, tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactaza tạm thời hoặc bẩm sinh, nên khi trẻ được ăn sữa chua hàng ngày có thể hạn chế các vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu các bệnh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…Ngoài ra sữa chua còn có tác dụng giúp toc dep 2015 cho các mẹ.
- Đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, sữa chua giúp lập lại cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp cho việc điều trị tiêu chảy.
- Khi trẻ dùng thuốc kháng sinh, thuốc có thể giết chết các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua nhiều hơn vì sữa chua cung cấp các vi khuẩn có lợi sẽ ức chế chỗ bám của các vi khuẩn có hại làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tránh tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón do sử dụng kháng sinh.
- Cơ thể trẻ hấp thu sữa chua nhiều gấp ba lần so với sữa tươi nên rất cần thiết với trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Nếu trẻ được ăn sữa chua đều đặn hàng ngày sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, cảm cúm…xuống 2 lần. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ kích thích hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể chống lại các độc tố.
- Với trẻ béo phì, sữa chua với hàm lượng canxi cao làm chất xúc tác giúp cơ thể thiêu đốt mỡ rất nhanh. Canxi không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể. Nhưng nên ăn loại sữa chua không có đường và cũng chỉ nên ăn 100 – 200ml/ngày.
Tuổi nào trẻ ăn được sữa chua?
Trẻ sơ sinh có thể ăn được sữa chua được làm từ sữa bột công thức (sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tháng). Khi làm, pha sữa bột theo tỉ lệ giống như pha sữa nước cho trẻ uống. Trẻ 6 tháng tuổi là có thể ăn được sữa chua làm từ các loại sữa khác có bán trên thị trường, nhưng tốt nhất vẫn là loại sữa được làm từ sữa bột công thức đúng theo tháng tuổi của trẻ, trẻ từ 1 tuổi ăn được các loại sữa chua giống như người lớn. Sữa chua chỉ thực sự an toàn và đầy đủ dinh dưỡng khi được lên men tự nhiên, không chứa bất kỳ chất phụ gia nào. Tốt nhất, nên sử dụng sữa chua được làm từ sữa bò tươi hoặc sữa bột công thức dành cho trẻ nhỏ, ngoài ra cũng có thể làm từ sữa đậu nành pha với sữa đặc có đường.
Ăn bao nhiêu sữa chua một ngày là đủ?
Lượng sữa chua ăn trong một ngày tùy theo tháng tuổi:
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: một ngày ăn từ 50 – 100ml.
– Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml
– Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml/ngày.
Lưu ý: Nếu trẻ ăn nhiều sữa chua thì giảm bớt sữa nước.
Những lưu ý khi sử dụng sữa chua
- Không nên cho bé ăn sữa chua lúc đói bụng vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi trẻ đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt.
- Nên ăn sữa chua sau ăn khoảng 15 – 20 phút, lúc này pH của dịch dạ dày vào khoảng 4 – 5, đây là pH lí tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt nhất.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh hoặc đun nóng. Nếu đun nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, lúc này sữa chua đã bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể. Còn nếu dùng lạnh quá (để ngăn đá), các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi phần nào, thêm nữa, bé rất dễ bị viêm họng.
Và đặc biệt không nên cho trẻ ăn sữa chua chung với các loại thuốc bởi một số chất có trong thuốc như kháng sinh hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
"Những con số chúng tôi đưa ra chỉ dành để cho các bạn tham khảo hằng ngày. Hãy chịu tránh nhiệm trước những quyết định của mình, Xin cảm ơn"