Trung Quốc chỉ biết nhìn Mỹ bán vũ khí cho bộ quoc phong Đài Loan
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 16/12 phê chuẩn bản thỏa thuận bán lô vũ khí đầu tiên cho bộ quoc phong Đài Loan sau 4 năm. Thương vụ có giá trị 1,83 tỷ USD bao gồm hai tàu khu trục, tàu dò mìn, tên lửa Stinger, tên lửa chống giáp và tên lửa chống tăng, cùng nhiều thiết bị khác.
Phản ứng trước diễn biến này, Trung Quốc tỏ thái độ giận dữ, đồng thời triệu tập đại biện Mỹ ở Bắc Kinh để phản đối.
Thứ trưởng Ngoại giao Trịnh Trạch Quang, người triệu đại biện Mỹ Kaye Lee, cho rằng việc Mỹ thông qua vụ mua bán vũ khí trên là đi ngược lại luật quốc tế, tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế và làm tổn hại “nghiêm trọng” chủ quyền và an ninh Trung Quốc. Ông khẳng định Trung Quốc sẽ áp dụng “những biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó tính đến cả việc trừng phạt các công ty tham gia thương vụ này.
Trung Quốc thường xuyên dùng đòn kinh tế, như áp đặt biện pháp trừng phạt hoặc đưa ra ưu đãi đặc biệt cho đối phương để bảo vệ lợi ích quốc gia. Lần đầu tiên Bắc Kinh đe dọa trừng phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là từ gần 6 năm trước. Song, theo tin mới từ Wall Street Journal, Trung Quốc nắm trong tay rất ít công cụ đủ sức gây khó dễ cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
“Những đe dọa kiểu này có thể phát huy tác dụng nếu các ông ty như Boeing tham gia”, J. Michael Cole từ Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, chi nhánh Đài Bắc, cho hay. “Nhưng với Raytheon và các công ty quốc phòng đơn thuần khác mà luật Mỹ quy định không được hoạt động tại hoặc bán hàng vào Trung Quốc thì sao? Không ích gì”.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Raytheon RTN.N và Lockheed Martin là hai nhà thầu chính trong thương vụ lần này.
Theo một số nhà phân tích, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực lên các nhà cung cấp Mỹ bằng cách tấn công vào lợi ích thương mại dân sự của họ. Nhưng hành động đó chắc chắn sẽ vấp phải sự trả đũa từ phía Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có chiều hướng chững lại như hiện nay, phản ứng này là điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn.
Raytheon và Lockheed Martin thực tế cũng có các hợp đồng dân dụng ở Trung Quốc. Sikorsky Aircraft Corp, một chi nhánh mới được Lockheed Martin mua lại, đang bán trực thăng dân sự cho Trung Quốc. Trong khi đó, Raytheon lại bán các hệ thống kiểm soát không lưu dân sự và cung cấp dịch vụ tư vấn ở đại lục.
Thương vụ lần này được thông qua chỉ một tháng trước khi cuộc bầu cử ở Đài Loan diễn ra. Đây được đánh giá là một thời điểm nhạy cảm.
“Vụ mua bán vũ khí mới nhất sẽ làm yếu đi những động lực tích cực được tạo ra trước đây bởi nó giúp thỏa mãn mong muốn của những người đang tìm kiếm độc lập cho Đài Loan”, hãng thông tấn nhà nước Trung QuốcXinhua hôm qua viết trong một bài bình luận. Bài viết còn buộc tội Washington phá vỡ lời hứa đưa ra trong một tuyên bố chung năm 1982 rằng Mỹ cam kết giảm dần và tiến tới ngừng bán vũ khí hoàn toàn cho Đài Loan.
Năm 2010, Bộ quoc phong Bắc Kinh cũng phát đi những cảnh báo tương tự, áp dụng các biện pháp phản đối về ngoại giao, đồng thời đình chỉ một số giao dịch quân sự với Mỹ để phản ứng việc Washington chấp thuận bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan. Dù vậy, các hành động này không tạo ra được ảnh hưởng đáng kể.
Boeing và United Technologies Corp. là các nhà cung cấp chính từ phía Mỹ tham gia thỏa thuận trên nhưng cả hai tập đoàn này đều không trực tiếp bán vũ khí, khí tài quân sự vào Trung Quốc theo một lệnh cấm do Mỹ ban hành năm 1989. Cả hai công ty sau đó đều vẫn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng dân dụng tới Trung Quốc, một thị trường màu mỡ cho máy bay thương mại của Boeing và thang máy của United Technologies.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì kế tiếp. Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nước thành viên có thể viện dẫn “những lợi ích an ninh thiết yếu” để hạn chế giao dịch thương mại. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh nhanh chóng tạm ngừng việc nhập khẩu từ các tập đoàn Mỹ mà không phải trải qua quá trình giải quyết tranh chấp của WTO.
Trung Quốc cũng có thể áp dụng những biện pháp phi thương mại để trừng phạt các công ty Mỹ, ví dụ như hạn chế khả năng tham gia các dự án đầu tư song phương, từ chối cho phép các giám đốc điều hành Mỹ nhập cảnh vào đại lục hay ngừng khuyến khích các công ty Trung Quốc giao thương với Mỹ, ông Cui Fan, chuyên gia về thương mại quốc tế tại Đại học Kinh doanh, Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, nhận định.
Chính quyền Trung Quốc cũng có thể cấm các nhà thầu Mỹ tham gia những dự án của chính phủ. Một lựa chọn khác là tạm ngừng việc mua máy bay dân sự từ các công ty Mỹ, Cui cho biết thêm.
Nhưng biện pháp trên cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chính ngành hàng không Trung Quốc vốn vẫn phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà sản xuất Mỹ hiện cung cấp nhiều bộ quận quan trọng cho máy bay thương mại do Trung Quốc tự chế tạo, điển hình như hệ thống điện tử hay động cơ. Vì thế, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không dám trừng phạt những nhà cung cấp này, Zhou Jisheng, một kỹ sư hàng không về hưu, từng hỗ trợ thiết kế chiếc máy bay chở khách đầu tiên của Trung Quốc, nói.
Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá Bắc Kinh vẫn sẽ đạt được những lợi ích nhất định, bất chấp việc lời cảnh báo họ đưa ra có trở thành hiện thực hay không.
Đối với Trung Quốc, cảnh báo kiểu này có tác dụng răn đe, góp phần ngăn cản Mỹ bán những vũ khí chủ lực như chiến đấu cơ hay tàu ngầm tấn công hiện đại cho Đài Loan, Steve Tsang, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Nottingham, bình luận.
>>> Thông tin quoc phong hàng ngày có tại tintuc.vn
“Người Trung Quốc biết rõ rằng họ không thể ngăn Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan” ông Tsang nói. “Điều mà họ mong muốn là hạn chế và giữ cho lượng vũ khí được chuyển giao ở mức thấp nhất”.
"Những con số chúng tôi đưa ra chỉ dành để cho các bạn tham khảo hằng ngày. Hãy chịu tránh nhiệm trước những quyết định của mình, Xin cảm ơn"