Đau bụng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Các cơn đau bụng khi mang thai là điều bình thường bạn không cần quá lo lắng trừ khi đau bụng có kèm các dấu hiệu bất thường khác. Hãy cùng tạp chí me va be tìm hiểu những nguyên nhân và cách điều trị đau bụng khi mang thai.
Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai
Đau bụng dưới do chửa ngoài dạ con
Phụ nữ mang thai đã từng mắc bệnh viêm hố chậu, hoặc mang thai sau khi điều trị hiếm muộn. Ngừng kinh 6 – 12 tuần, bỗng dưng cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường.
Bà bầu bị đau bụng do bào thai bị bong sớm
Đau ở vùng bụng, nếu bong thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu, chỉ đau nhẹ; mức trung bình ra khoảng hơn 400ml một chút cũng không đau kịch liệt; bong thai ở mức độ nghiêm trọng ra rất nhiều máu, có cảm giác đau như dao cắt.
Chửa trứng
Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.
Dọa sẩy thai
Đau bụng dưới từng cơn, dấu hiệu đi kèm là ra huyết hồng âm đạo.
Sẩy thai
Đau bụng quặn từng cơn, ra huyết đỏ âm đạo, có thể kèm theo nước ối hoặc một phần thai.
Tiền sản giật
Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
Khi mang thai, mẹ bầu là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.
Đau bụng đo nhiễm khuẩn đường tiểu
Nếu chị em thấy mình có những triệu chứng như: nhiễm khuẩn bàng quang, khi đi tiểu cảm thấy đau, rát; đau bụng dưới và bị áp lực ở vùng xương chậu; thường xuyên đi tiểu; nước tiểu có mùi khó chịu, vẩn đục hoặc có thể lẫn với máu… hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.
Giảm đau bụng khi mang thai
- Xem thêm cách tinh ngay rung trung để sinh con trai
Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể thử làm theo các bước dưới đây:
- Ngồi xuống một lúc.
- Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
- Tắm nước ấm.
- Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
- Thư giãn tinh thần.
Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.
Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.
Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, nên báo sớm với bác sĩ sản khoa của bạn. Đặc biệt trong trường hợp cơn đau không tự biến mất sau vài phút nghỉ ngơi hoặc nếu bạn bị chuột rút cùng với:
- Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Sự tiết âm đạo bất thường.
- Bị đốm hoặc chảy máu.
- Đau nhức
- Nôn ói
- Sốt
- Cảm lạnh
Lưu ý: Đau bụng được coi là bình thường và an toàn trong thai kỳ. Nhưng nếu bà bầu bị đau bụng đi kèm những triệu chứng khác thì cần đi khám, không được chậm trễ.
Xem thêm về sự phát triển của thai nhi